Hệ thống pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động

Công ty CP UTEN Việt - Đức 25/10/2018
Trong những năm qua. để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung, pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng đã được các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy đến nay Nhà nước ta đã có một hệ thống pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ.
 
Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động và liên quan đến bảo hộ lao động bao gồm:
 
1/ Hiến pháp nước cộng hoà xã hội ban hành năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số: 51/2001/QH10 ngày 25/12 năm 2001 của quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10).
 
+ Điều 56 của hiến pháp quy định:
 
Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động
 
Nhà nước quy định thời gian lao động, chế độ lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.
 
Các điều 39, 61, 63 quy định các nội dung khác về bảo hộ lao động.
 
2/ Bộ luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
 
Bộ luật lao động của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất.
 
Vì vậy, Bộ luật lao động có vị trí  quan trọng trong đời sống xã hội và trong hệ thống pháp luật quốc gia.
 
Trong bộ luật lao động những chương trình liên quan đến an toàn vệ sinh lao động
 
Chương VII: Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi.
 
Chương IX: Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
 
Chương X: Những quy định riêng đối với lao động nữ.
 
Chương XI: Những quy định riêng với lao động chưa thành niên và một số lao động khác.
 
Chương XII: Những quy định về bảo hiểm xã hội
 
Chương XVI: Những quy định về thanh tra Nhà nước.
 
3/ Một số luật, có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động
 
a- Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, ban hành năm 1989
 
- Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải chăm lo, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người lao động.
 
- Phải tạo điều kiện cho người lao động được điều dưỡng, nghỉ ngơi, phục hồi chức năng lao động.
 
- Phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
 
- Nghiêm cấm việc làm ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt, tránh làm ô nhiễm đất, nước và không khí...
 
b- Luật bảo vệ môi trường, ban hành năm 2005
 
- Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.
 
- Luật này áp dụng đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 
Trường hợp trong điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó.
 
c- Luật công đoàn ban hành năm 1990
 
Trong luật công đoàn quy định trách nhiệm và quyền hạn của công đoàn trong công tác bảo hộ lao động, từ việc phối hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động đến trách nhiệm tuyên truyền giáo dục công tác bảo hộ lao động cho người lao động, kiểm tra việc chấp hành luật pháp bảo hộ lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động...
 
4- Hệ thống các văn bản quy định của chính phủ, của các bộ ngành chức năng và hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hệ thống các quy định an toàn lao động theo nghề và công tác
 
Cùng với các nghị định của Chính phủ, các thông tư, quyết định của các bộ, in túi nilon, túi nylon ngành chức năng, hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh
 
lao động, các quy trình về an toàn bao gồm: Tiêu chuẩn, quy phạm cấp Nhà nước, Tiêu chuẩn, quy phạm cấp ngành; Nội quy, quy định của đơn vị sản xuất ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.
 
Nguồn: congnghiepquocte.vn